Kiến thức pháp luật

MOU là gì? Sự khác nhau của MOU và hợp đồng chính thức

Ký kết MOU thường được hiểu là giai đoạn đầu của việc hình thành một hợp đồng chính thức sau này. Thuật ngữ MOU tuy vẫn còn mới mẻ trong cộng đồng kinh doanh Việt Nam, nhưng cũng đã được sử dụng cho các mục đích và thỏa thuận trong nước hoặc giữa các quốc gia với nhau. Vậy MOU là gì và sự khác nhau giữa MOU và hợp đồng chính thức như thế nào, cùng Võ & Cộng Sự tìm hiểu dưới bài viết sau.

MOU là gì?

MOU là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Memorandum of Understanding” hay còn gọi là biên bản ghi nhớ. MOU được hiểu cơ bản là thỏa thuận không ràng buộc giữa các bên, MOU thường được sử dụng trong trường hợp các bên liên quan không có mong muốn ràng buộc hay không muốn có một cam kết pháp lý trong trường hợp các bên không thể thống nhất và tạo ra thỏa thuận hợp pháp có thể thực hiện được. Tuy nhiên, MOU có thể trở thành biên bản pháp lý nếu có những điều kiện sau:

  • Mục đích và nội dung của bản cam kết cần được công nhận
  • Có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan
  • Các điều khoản của giao ước được xác nhận bởi các bên liên quan
  • Các bên tham gia phải giao ước rõ ràng với nhau

MOU xác định các kỳ vọng được chấp nhận của các bên tham gia khi họ cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung. Có thể thấy rằng, biên bản ghi nhớ không có ràng buộc về mặt pháp lý một phần cũng vì các bên tham gia không có bên nào muốn giải quyết các vấn đề cụ thể của thỏa thuận ràng buộc và chúng không liên quan đến việc trao đổi về tiền và tài sản.

Hiên tại, thực tế vẫn chưa có một điều khoản cụ thể nào quy định rõ về hiệu lực pháp lý của biên bản ghi nhớ. Xuất phát từ thực tiễn sử dụng trong thực tế thì khi các bên liên quan tham gia ký kết MOU cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, chủ thể là người kí kết có thể xem biên bản ghi nhớ chính là một hợp đồng thay thế để các chủ thể sẽ có thể sử dụng nó phòng cho các trường hợp khởi kiện, hoặc hai bên không đồng tình khi làm việc với nhau.

Tính pháp lý trong kinh doanh của MOU.

Thứ nhất: Về hiệu lực và tính ràng buộc của MOU.

Như đã phân tích ở trên, MOU cụ thể chính là một văn bản thể hiện sự thỏa thuận vấn đề giữa hai bên hoặc nhiều bên. MOU không dựa trên cơ sở pháp lý nhưng thực chất MOU vẫn có tính chất ràng buộc nhất định. Để một MOU mang được tính ràng buộc nhất định cần phải có các nội dung cơ bản sau:

  • Nêu ra rõ ràng thông tin và mục đích
  • Tóm tắt chi tiết các điều khoản trong thỏa thuận giao ước
  • Đầy đủ chữ ký của các bên liên quan
  • Có đầy đủ thông tin của các bên tham gia vào giao ước

Các chủ thể là các bên tham gia ký kết MOU buộc phải thực hiện đầy đủ và đúng những yêu cầu đã ghi, như vậy có thể thấy, MOU vẫn có giá trị pháp lý như hợp đồng khi đem ra làm chứng cứ kiện tụng. Nếu các chủ thể không sử dụng hợp đồng thì tốt nhất trong MOU các chủ thể cũng hãy ghi đầy đủ những nghĩa vụ ràng buộc giữa các bên, để khi có vấn đề phát sinh thì bạn có thể biết đâu là bên cần chịu trách nhiệm bồi thường, tránh tình trạng đổ lỗi lẫn nhau, không giải quyết được.

Thứ hai: Mối liên hệ giữa MOU và hợp đồng

MOU có thể được xem như một bước đệm, tạo ra điều kiện cho các bên cảm thấy được đảm bảo, yên tâm để đi tới ký kết các hợp đồng chính thức sau này.

Sự khác nhau giữa MOU và hợp đồng 

Nếu so sánh MOU với hợp đồng thì MOU cũng sẽ có một số tính năng nhất định tương tự như hợp đồng, tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những khác biệt đáng kể.

Thứ nhất: MOU là một thỏa thuận giữa các bên, không mang tính ràng buộc pháp lý, về cơ bản chính là một thỏa thuận mà hai bên tạo ra trước khi một tài liệu đàm phán được hoàn tất. Nó là một thỏa thuận trước khi đưa ra bản hợp đồng chính thức. Còn hợp đồng là một thỏa thuận bằng văn bản, riêng tư giữa các bên, có ràng buộc về mặt pháp lý.

Thứ hai: MOU trên thực tế thường bao gồm ít chi tiết phức tạp. Sử dụng một cách đơn giản và linh hoạt, cung cấp được một khuôn khổ cùng có lợi mà cả hai thực thể có thể làm việc để đạt được những mục tiêu chung. Về hợp đồng, vì có sự ràng buộc và mang tính chất pháp lý nên nếu nếu vi phạm hợp đồng, một bên liên quan theo quy định pháp luật hay theo cam kết thỏa thuận trong hợp đồng sẽ có thể gánh chịu những hậu quả mang tính pháp lý và cực kì nghiệm trọng. Chính vì nguyên nhân đó, hợp đồng được xem là cần thiết khi có bất kỳ loại giao dịch liên quan đến tiền bạc bởi chúng giúp bảo vệ lợi ích và niềm tin của cả hai bên.

Mọi vấn đề cụ thể, Quý khách hàng có thể liên hệ với Võ & Cộng Sự để được tư vấn chi tiết.

DỊCH VỤ LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH VÕ & CỘNG SỰ

Luật sư tư vấn: 0909865891 – 0901476391

Hoặc gửi yêu cầu qua địa chỉ email: hello@voconsultants.vn

Địa chỉ văn phòng làm việc: Tầng 8, Tòa nhà Callary, số 123 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trân trọng./.

Tất cả bài viết
CÂU CHUYỆN KHÁCH HÀNG
KIẾN THỨC PHÁP LUẬT
TỔNG HỢP ÁN LỆ
46-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-khi-chuyen-loi-nhuan-ra-nuoc-ngoai-co-phai-dong-thue-khong
Xem thêm
45-nhung-dieu-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-can-biet-khi-chuyen-loi-nhuan-ra-nuoc-ngoai
Xem thêm
44-nen-rut-bhxh-1-lan-hay-cho-luong-huu
Xem thêm

YÊU CẦU HỖ TRỢ HOẶC ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ.

VUI LÒNG GỬI TIN NHẮN TRỰC TUYẾN HOẶC LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đăng ký tư vấn miễn phí
Họ và tên
Email
Ngày
Phone *
Giờ
Quý anh chị biết đến Vo-associates thông qua kênh nào
Nội dung tư vấn hoặc câu hỏi

Quét mã QR Code

liên hệ trực tiếp cùng Luật sư

Quét mã QR Code

liên hệ trực tiếp cùng Luật sư

Quét mã QR Code

liên hệ trực tiếp cùng Luật sư

SAVE YOUR PRECIOUS TIME AND

LET US HANDLE ALL YOUR LEGAL NEEDS