Kiến thức pháp luật

Nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài có phải đóng thuế không?

Các khoản thuế, phí, chi phí cần phải trả khi rút lợi nhuận khỏi Việt Nam luôn là câu hỏi được nhiều Khách hàng quan tâm. Thông qua bài viết này, Võ & Cộng sự đưa ra các quy định bao quát nhất về nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư là tổ chức khi thực hiện việc đầu tư và rút lợi nhuận từ Việt Nam.

Lưu ý, khi thành lập dựa án tại Việt Nam, nhà đầu tư có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Trong bài viết này Võ & Cộng sự chỉ khát quát về đối tượng là tổ chức

Căn cứ pháp lý

>>Khách hàng có thể tham khảo bài viết “QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CHUYỂN LỢI NHUẬN RA NƯỚC NGOÀI CẢU NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI” <<

Đặt Ví dụ: Công ty A (A Co., Ltd) có quốc tịch Hong Kong góp vốn thành lập Dự án Công ty TNHH B (100% vốn từ Công ty A) tại Việt Nam. Trong quá trình kinh doanh hoạt động tại Việt Nam, Công ty TNHH B có lợi nhuận và Công ty A muốn được chuyển phần lợi nhuận này về Hong Kong. Sau khi đã đóng Thuế TNDN tại Việt Nam và các loại thuế phí khác, việc Công ty A rút lợi nhuận từ Việt Nam về Hong Kong có phải chịu các khoản thuế, phí, chi phí nào tại Việt Nam không.

Khoản lợi nhuận sau thuế chuyển về Công ty A được gọi là gì?

Tại Khoản 3 Điều 10 Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hong Kong ký kết ngày 10/09/1999 quy định như sau: “3. Thuật ngữ “tiền lãi cổ phần” được sử dụng trong Điều này có nghĩa là thu nhập từ cổ phần hoặc các quyền khác, không phải các khoản nợ, được hưởng lợi nhuận, cũng như thu nhâp từ các quyền lợi công ty khác cũng chịu sự điều chỉnh của chính sách thuế đối với thu nhập từ cổ phần theo các luật của Bên nơi công ty thực hiện phân chia là đối tượng cư trú.”

Tại Điều 15 Thông tư 205/2013/TT-BTC cũng định nghĩa về tiền lãi cổ phần như sau: “Theo quy định tại Hiệp định, tiền lãi cổ phần là khoản tiền được trích từ thu nhập doanh nghiệp sau thuế của các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần trả cho các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ đông của công ty cổ phần, khoản tiền được trích từ thu nhập sau thuế của doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trả cho bên nước ngoài, thu nhập từ các hoạt động đầu tư (gián tiếp) ở nước ngoài (không kể thu nhập là lãi từ tiền cho vay quy định tại Mục 5, Chương II, Thông tư này) của các đối tượng cư trú Việt Nam, và thu nhập được chia từ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam được Nước ký kết xử lý thuế như tiền lãi cổ phần.”

Có thể thấy khoản lợi nhuận sau khi trừ đi các khoản thuế tại Việt Nam mà Công ty A muốn chuyển về Hong Kong được gọi là tiền lãi cổ phần theo quy định của Hiệp định và Thông tư hướng dẫn.

Quy định về thuế suất đối với tiền lãi cổ phần như sau:

Tại Khoản 2 Điều 10 Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hong Kong ký kết ngày 10/09/1999 quy định như sau: “Tuy nhiên, các khoản tiền lãi cổ phần đó cũng có thể bị đánh thuế tại bên ký kết nơi công ty trả tiền lãi cổ phần là đối tượng cư trú và theo các luật của Bên đó, nhưng nếu đối tượng thực hưởng tiền lãi cổ phần là đối tượng cư trú của Bên ký kết kia thì thuế được tính khi đó sẽ không vượt quá 10 phần trăm tổng tiền lãi cổ phần.

Như vậy theo Hiệp định thì Công ty B (Việt Nam) khi chuyển tiền lãi cố phần cho Công ty A (Hong Kong) có thể bị đánh thuế tại Việt Nam, đồng thời Hiệp định quy định thuế suất không vượt quá 10% tổng tiền lãi cổ phần.

Theo quy định tại Việt Nam

Tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư 205/2013/TT-BTC: “3. Trường hợp một đối tượng cư trú nhận được tiền lãi cổ phần mà pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam không quy định thu thuế thu nhập đối với loại thu nhập này hoặc thu thuế với một mức thuế suất thấp hơn quy định tại Hiệp định thì đối tượng có thu nhập sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định tại pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam.

Do đó trong trường trường hợp pháp luật thuế ở Việt Nam không quy định thu thuế thu nhập đối với lợi thu nhập này hoặc thu thuế với một mức thuế suất thấp hơn quy định tại Hiệp định (thấp hơn 10%) thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định tại pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam.

Tại khoản 6 Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 về thu nhập được miễn thuế: “6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.

Điều 4 Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thu nhập miễn thuế như sau: “6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết đang được hưởng ưu đãi thuế quy định tại Chương IV Nghị định này.

Do đó trong trường hợp này:

Thứ nhất, Việt Nam có quyền đánh thuế đối với thu khoản lợi nhuận sau thuế được chuyển về Hong Kong với mức thuế suất không vượt quá 10%.

Thứ hai, mặc dù có quyền đánh thuế tuy nhiên Việt Nam không đánh thuế đối với phần lợi nhuận này và quy định khoản lợi nhuận này là thu nhập được miễn thuế. Theo khoản 3 Điều 16 Thông tư 205/2013/TT-BTC nếu pháp luật Việt Nam không quy định thu thuế hoặc quy định mức thấp hơn 10% (Quy định tại Hiệp định) thì áp dụng quy định pháp luật thuế hiện hành về thuế tại Việt Nam. Do đó áp dụng khoản 6 Điều 4 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập được miễn thuế

Từ đó đưa ra được kết luận: Phần lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp của Công ty B tại Việt Nam được chuyền về Công ty A tại Hong Kong sẽ không bị đánh thuế tại Việt Nam.

Đối với những Công ty có quốc tịch khác ngoài Hong Kong như nội dung bài viết đã nêu ra đều được áp dụng tương tự, vì theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 về thu nhập được miễn thuế được áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam.

>>Quý khách hàng có thể tham khảo Công văn số 4203/CT-TTHT chuyển lợi nhuận ra nước ngoài ngày 26/05/2015 của Cục thuế TP Hồ Chí Minh. (Lưu ý chỉ mang tính chất tham khảo) qua đó có hướng dẫn: “Công ty lập Thông báo về việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư số 186/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính gửi cơ quan Thuế trực tiếp quản lý Công ty theo quy định. Công ty không phải khấu trừ thuế khi chuyển cổ tức cho các doanh nghiệp nước ngoài

Trên đây là toàn bộ nội dung Võ & Cộng Sự gửi đến Quý khách hàng về Quy định về việc đóng thuế khi chuyển lợi nhuận từ việt nam của nhà đầu tư nước ngoài

Mọi vấn đề cụ thể, Quý khách hàng có thể liên hệ với Võ & Cộng Sự để được tư vấn chi tiết.

DỊCH VỤ LUẬT SƯ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH VÕ & CỘNG SỰ

Luật sư tư vấn: 0909865891 – 0901476391

Hoặc gửi yêu cầu qua địa chỉ email: hello@voconsultants.vn

Địa chỉ văn phòng làm việc: Tầng 8, Tòa nhà Callary, số 123 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trân trọng./.

Tất cả bài viết
CÂU CHUYỆN KHÁCH HÀNG
KIẾN THỨC PHÁP LUẬT
TỔNG HỢP ÁN LỆ
46-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-khi-chuyen-loi-nhuan-ra-nuoc-ngoai-co-phai-dong-thue-khong
Xem thêm
45-nhung-dieu-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-can-biet-khi-chuyen-loi-nhuan-ra-nuoc-ngoai
Xem thêm
44-nen-rut-bhxh-1-lan-hay-cho-luong-huu
Xem thêm

YÊU CẦU HỖ TRỢ HOẶC ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ.

VUI LÒNG GỬI TIN NHẮN TRỰC TUYẾN HOẶC LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đăng ký tư vấn miễn phí
Họ và tên
Email
Ngày
Phone *
Giờ
Quý anh chị biết đến Vo-associates thông qua kênh nào
Nội dung tư vấn hoặc câu hỏi

Quét mã QR Code

liên hệ trực tiếp cùng Luật sư

Quét mã QR Code

liên hệ trực tiếp cùng Luật sư

Quét mã QR Code

liên hệ trực tiếp cùng Luật sư

SAVE YOUR PRECIOUS TIME AND

LET US HANDLE ALL YOUR LEGAL NEEDS